Những cột mốc siêu âm thai quan trọng
Siêu âm thai nhi thường khoảng 15-30 phút. Một số trường hợp khi thai khó đánh giá do có tư thế khó hoặc cử động quá nhiều, hoặc lớp mô thành bụng mẹ dày cản trở, làm sóng siêu âm đi qua khó hơn, nên thời gian siêu âm có thể phải kéo dài hơn hoặc hẹn sang lần tiếp theo.
Tại sao thai phụ cần siêu âm giai đoạn sớm thai kỳ?
- Đánh giá thai trong tử cung hay ngoài tử cung
- Đánh giá xem có tim thai chưa
- Đánh giá số lượng thai
- Dự kiến sinh
- Đánh giá những bất thường tử cung và phần phụ
- Siêu âm đánh giá nguyên nhân ra máu âm đạo
Thời điểm cần thiết để siêu âm thai:
Siêu âm có thể thực hiện ở bất kì thời điểm nào trong thai kì. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thời điểm và số lần siêu âm cho mỗi người khác nhau, có 3 thời điểm siêu âm thai kì mà các chuyên gia khuyến cáo thật sự cần thiết:
- Từ 12 tuần đến 13 tuần 6 ngày
- Đánh giá tuổi thai và dự kiến sinh theo chiều dài đầu mông (là thời điểm đánh giá chính xác nhất).
- Sàng lọc nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể:
- Đo khoảng mờ sau gáy (NT). Khoảng mờ sau gáy là lớp dịch dưới da ở vùng sau gáy của thai. Tất cả thai đều có lớp dịch này, nhưng nhiều thai bị bất thường NST có dấu hiệu tăng độ dày lớp dịch này.
- Đo NT kết hợp với làm xét nghiệm máu Double test có thể sàng lọc được khoảng 90% các trường hợp thai nhi bị hội chứng Down.
- Quan sát sớm các cấu trúc giải phẫu như tay, chân, thành bụng, tim, hộp sọ, bánh rau... để phát hiện các bất thường lớn của thai
- Đánh giá khoảng mờ trong não (IT) để có thể phát hiện sớm dị tật ống thần kinh.
- Sàng lọc nguy cơ tiền sản giật
- Từ 19 tuần đến 22 tuần
- Là khoảng thời gian tốt nhất trong thai kì để đánh giá các bất thường về cấu trúc của thai. 19 tuần là thời điểm có thể bắt đầu đánh giá chi tiết cấu trúc thai và 22 tuần là thời điểm tốt nhất để đánh giá.
- Quan sát hình thái và cấu trúc của hộp sọ và não bộ, khuôn mặt, hệ tiêu hóa như gan, ruột, hệ hô hấp như phổi, cơ hoành, hệ tuần hoàn như tim mạch, hệ tiết niệu như thận, bàng quang, hệ xương và các chi, giới tính...
- Quan sát bánh rau, dây rốn và nước ối
- Đo chiều dài cổ tử cung để đánh giá nguy cơ đẻ non
- Đánh giá tình trạng phát triển của bé bằng cách đo các chỉ số sinh học của bé như đường kính lưỡng đỉnh, vòng đầu, chiều dài xương đùi, vòng bụng... để đánh giá xem bé phát triển có tương ứng với tuổi thai hay không, có bị nhỏ không và nếu nhỏ thì có những nguy cơ gì hay không.
- Từ 30 tuần đến 32 tuần
- Là thời điểm quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng của thai
- Giống như thời điểm 22 tuần, bác sĩ sẽ đo các chỉ số sinh học của thai để đánh giá thai nhi có đang phát triển bình thường, hay thai nhỏ hoặc lớn hơn bình thường
- Cân nặng thai nhi sẽ được biểu hiện trên báo cáo theo đường bách phân vị
- Đường bách phân vị từ 10 đến 90 là thai cân nặng bình thường
- Đường bách phân vị dưới 10 là thai nhỏ
- Đường bách phân vị trên 90 là thai to
- Cân nặng trên siêu âm có độ lệch so với thực tế khoảng 10%
- Dùng siêu âm Doppler để đánh giá về tuần hoàn của thai thông qua các động mạch chính. Từ đó đánh giá nguy cơ về thiếu hụt oxy, suy giảm chức năng bánh rau của thai
- Với thai nhỏ sẽ có thể có tiên lượng không tốt cho thai. Để có thể có chẩn đoán chắc chắn cũng như đưa ra xử trí tốt nhất, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm thêm và theo dõi tốc độ tăng trưởng của thai qua các lần siêu âm.
- Với thai lớn, thường những thai lớn hơn tuổi thai sinh ra khỏe mạnh. Tuy nhiên, 1 số ít những thai lớn có nguyên nhân do rối loạn chuyển hóa của mẹ như đái tháo đường thai kì, nếu không phát hiện có thể gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. Để an toàn cho thai kì, bác sĩ sẽ yêu cầu thêm những xét nghiệm cần thiết.
- Đánh giá những cấu trúc các cơ quan của thai giống như tuần 22 và thêm 1 số khác biệt như đánh giá tổn thương xuất hiện muộn ví dụ như tổn thương vỏ não, tắc ruột, hẹp vùng nối bể thận- niệu quản, nhiễm trùng Zika, CMV, Rubella...
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bậc cha mẹ có thể an tâm dõi theo sự phát triển của thai nhi. Mọi thắc mắc các bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- KHÁM PHÁ VÒNG TRÁNH THAI NỘI TIẾT MIRENA
- TẠI SAO ĐƯỜNG TIẾT NIỆU THƯỜNG BỊ NHIỄM TRÙNG TRONG THAI KỲ?
- THAI NGHÉN VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TRONG THAI KỲ) VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT
- DOUBLE TEST là gì?
- U xơ tử cung có nguy hiểm không?
- NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - LỢI ÍCH MUÔN PHẦN CHO CẢ MẸ VÀ BÉ
- CẤY QUE TRÁNH THAI – THỰC HIỆN MỘT LẦN – HIỆU QUẢ MUÔN PHẦN
- Bạn biết gì về Sùi mào gà – Bệnh mụn sùi, u, nhú ( vùng kín )
- UNG THƯ VÚ - NGUYÊN NHÂN GÂY TỬ VONG HÀNG ĐẦU Ở PHỤ NỮ
- BẠN BIẾT GÌ VỀ VÒNG TRÁNH THAI?
- HPV là gì? Vì sao cần tiêm ngừa?
- Sự quan trọng của tầm soát ung thư cổ tử cung