Hotline: 02822027840

Đặt lịch khám

x

Ung thư cổ tử cung khi mang thai phải làm sao?

Ung thư cổ tử cung là gì? 

  • Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý ác tính của biểu mô tế bào vảy hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung do các tế bào ở cổ tử cung phát triển quá mức, quá nhanh dẫn đến hình thành các khối u trong cổ tử cung.
  • Có 05 loại ung thư phụ khoa phổ biến ở phụ nữ bao gồm: cổ tử cung, buồng trứng, tử cung, âm đạo và âm hộ.
  • Trong đó, ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến nhất.
  • 1 - 3% ung thư cổ tử cung được chẩn đoán khi mang thai, 50% số này được chẩn đoán trước khi sinh và 50% được chẩn đoán trong vòng 12 tháng sau sinh.
  • Đa số bệnh nhân được chẩn đoán và phát hiện sớm có thể do việc khám thai định kỳ trước khi sinh, nhưng cũng có thể phát hiện ở giai đoạn trễ do quan niệm và hoàn cảnh.

NGUYÊN NHÂN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

Đa số trường hợp mắc ung thư cổ tử cung là do nhiễm HPV kéo dài. Ngoài HPV thì nhiễm HIV, hút thuốc, tiền sử gia đình, dùng thuốc ngừa thai kéo dài (> 5 năm), nhiều bạn tình là các nguyên nhân khác gây tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

Ngay từ giai đoạn chuẩn bị mang thai và trong khi mang thai, phụ nữ cần thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung để tầm soát phát hiện sớm, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi.

- Ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa nhờ các xét nghiệm tầm soát; tiêm vaccine phòng ngừa; giảm thiểu các yếu tố gây nguy cơ:

  1. Xét nghiệm Pap Test (Pap smear), HPV Test định kỳ để phát hiện sớm những tế bào cổ tử cung có bất thường không, thay đổi bất thường này nhẹ hay nghiêm trọng. Có nhiễm HPV liên quan đến ung thư cổ tử cung không.
  2. Tiêm vaccine HPV định kỳ để ngăn chặn, bảo vệ các loại HPV thường gây ung thư cổ tử cung (khuyến cáo 11 - 12 tuổi đến 26 tuổi, cũng có thể tiêm ngừa từ 9 tuổi, không khuyến cáo cho phụ nữ > 26 tuổi)
  3. Thực hiện lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá, tránh quan hệ tình dục sớm, không quan hệ tình dục với nhiều đối tượng khác nhau, lưu ý sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.

Điều trị ung thư cổ tử cung ở phụ nữ mang thai

  • Chẩn đoán trước tuần lễ 16 - 20 thai kỳ:

- Không trì hoãn điều trị do việc trì hoãn có thể ảnh hưởng đến thời gian sống còn của bệnh nhân.
- Phẫu thuật hoặc xạ trị.

  • Chẩn đoán từ sau tuần 20 thai kỳ:

- Điều trị có thể trì hoãn đối với giai đoạn IA2 và IB1. Điều trị bao gồm mổ lấy thai truyền thống và cắt tử cung tận gốc. Thời điểm phẫu thuật cần cân nhắc giữa nguy cơ của mẹ và con, thường không để sau 34 tuần.
- Đối với ung thư cổ tử cung giai đoạn ≥ IB2, trì hoãn điều trị chưa rõ có ảnh hưởng đến sống còn cho bệnh nhân hay không. Trên thực hành, thời gian trì hoãn điều trị thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn lâm sàng, độ mô học khối u, tuổi thai lúc chẩn đoán, và mong muốn của bố mẹ đối với đứa trẻ trong bụng. Nếu có trì hoãn, có thể xem xét hóa trị hỗ trợ để ngăn ngừa bệnh tiến triển.
- Nếu ung thư cổ tử cung được phát hiện ở giai đoạn rất sớm như tiền xâm lấn thì việc điều trị ung thư sẽ được hoãn lại đến sau sanh mà không ảnh hưởng đến sự tiến triển thành ung thư xâm lấn (tỉ lệ này cực nhỏ 0 - 0,4%).
- Nếu ung thư cổ tử cung được phát hiện ở giai đoạn sớm ví dụ IA1 và người mẹ mong muốn bảo tồn thai nhi thì việc này sẽ được được trì hoãn đến sau sanh, tuy nhiên phải được khám định kỳ mỗi 4 tuần.

  • Việc điều trị kịp thời được cho là hết sức cần thiết bởi lẽ ảnh hưởng tiêu cực vẫn có thể xảy ra đối với người mẹ nếu ung thư phát hiện ở giai đoạn tiến xa.

Mỗi người mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trong vấn đề tham gia vào các xét nghiệm tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung để đảm bảo sự an toàn cho cả bản thân và thai nhi nhé!

Chat facebook
Nhắn tin zalo
Gọi điện thoại
Nhắn tin điện thoại